Đăng bởi Để lại phản hồi

Tinh dầu tràm có tác dụng gì?

Tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hiện có hai loại tinh dầu tràm phổ biến là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Về công dụng, hai loại tinh dầu này cơ bản giống nhau. Sự khác nhau giữa hai loại này xin được trình bày ở cuối bài để tránh lan man. Cây tràm bản địa ở Việt Nam, được nhân dân ta nấu tinh dầu để sử dụng từ lâu đời là cây tràm gió. Vậy Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Mời các bạn theo dõi nội dung ngắn gọn dưới đây.

 

Cây tràm gió- nguyên liệu sản xuất tinh dầu tràm Huế

1. Tinh dầu tràm có tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh

Trong số các loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến tại Việt Nam, có lẽ không loại nào vượt qua được tinh dầu tràm ở khía cạnh này. Nhân dân Huế và một số tỉnh miền Trung có kinh nghiệm rất lâu đời sử dụng tinh dầu tràm. Người ta thường dùng tinh dầu tràm để xoa lên ngực, vào lòng bàn chân, bàn tay khi trời trở lạnh. Một vài giọt tinh dầu tràm nhỏ vào nước tắm cho em bé cũng rất hữu ích. Ngoài ra, tinh dầu tràm cũng có thể dùng để xông phòng. Hiện nay có rất nhiều loại đèn xông tinh dầu giúp khuếch tán tinh dầu tràm tốt hơn, ngay cả trong những căn phòng lớn. Tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh của tinh dầu tràm là rất rõ rệt.

Thành phần chính của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalyptol). Tùy nguồn gốc nguyên liệu mà hàm lượng Cineol trong mỗi loại tinh dầu tràm dao động từ 40-60%. Hoạt chất này có mùi thơm và có tác dụng sát khuẩn, loãng đờm. Thành phần thứ hai trong tinh dầu tràm có dược tính là Alpha-terpineol, chiếm hàm lượng khoảng 5-12%. Chất này có tác dụng ức chế nhiều loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp rất hữu hiệu. (Xem thêm: Terpineol – an overview | ScienceDirect Topics).

2. Tinh dầu tràm có tác dụng trị muỗi đốt và côn trùng cắn

Tinh dầu tràm có tính sát khuẩn và làm lành vết thương khá hữu hiệu. Vì vậy tinh dầu tràm cũng thường được sử dụng để bôi các vết muỗi đốt và côn trùng cắn. Sau khi bôi, các vết muỗi đốt sẽ lặn đi nhanh chóng giúp bé dễ chịu và không bị biến chứng nhiễm trùng.

3. Tinh dầu tràm có tác dụng trị mụn trứng cá.

Tinh dầu tràm có tinh sát khuẩn đồng thời rất lành tính với da và niêm mạc. Vì vậy ngoài tác dụng bôi muỗi đốt, côn trùng cắn, tinh dầu tràm cũng hiệu quả để trị mụn trứng cá. Rửa mặt sạch bằng nước sau đó chấm tinh dầu tràm lên nốt mụn trứng cá giúp trị mụn hiệu quả.

                                            Tinh dầu tràm thiên nhiên Đạt An

 

Tinh dầu tràm nói chung có những tác dụng như trình bày ở trên. Bài viết này là câu trả lời khái quát cho câu hỏi “tinh dầu tràm có tác dụng gì?”. Thị trường hiện nay có hai loại tinh dầu tràm phổ biến là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm gió thì mạnh hơn ở tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Ngược lại, tinh dầu tràm trà lại hiệu quả hơn ở khía cạnh dùng ngoài da để trị mụn hay muỗi đốt, côn trùng cắn.