Đăng bởi Để lại phản hồi

Ông Tổ nghề trồng quế Yên Bái là ai?

Ông Tổ nghề trồng quế ở Yên Bái là ông Bàn Phú Sáu (còn được gọi là Bàn Thừa Phú). Trong quá trình sản xuất tinh dầu quế Đạt An ở trên này, mình có tìm hiểu và được bà con kể lại như vậy. Hiện nay ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái còn đình Tháp Cái là nơi thờ ông Tổ của nghề trồng quế.

Đình Tháp Cái- nơi thờ ông Tổ nghề quế ở Yên Bái

Ông Bàn Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình đến khai hoang, sinh sống ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Hàng ngày ông vẫn thường vào rừng săn bắt chim thú làm thức ăn cho gia đình. Truyện kể lại rằng, có một ngày ông vô tình phát hiện ra một loại cây cao lớn. Thân cây tỏa ra mùi thơm và bên trên có nhiều loại chim chóc đến ăn quả. Tò mò, ông nhặt lá cây cho vào miệng nhai thì thấy có mùi thơm rất ấm, vị cay và khi nuốt thấy ngọt. Đoán là loài cây quý, ông liền tìm cách mang về nhà trồng. Nhìn xung quanh, thấy có 3 cây nhỏ, ông liền đánh mang về nhà trồng. Trong số 3 cây đó, chỉ có một cây sống được, lớn lên được lấy cành và vỏ làm thuốc sử dụng loanh quanh trong thôn bản. Người Dao ban đầu không biết nó là cây gì, gọi là “Phinh gia húa”. Biết là cây quý nên người dân nhân giống ra trồng khắp nơi. Về sau, người dưới xuôi lên mua bán, trao đổi hàng hóa thì “Phinh gia húa” trở thành món hàng có giá trị. Người Dao lúc đó mới biết gọi cây này là cây Quế. Từ đó cây quế trở thành cây trồng chủ lực của bà con người Dao nơi đây. Cứ thế, cây quế được nhân rộng mãi ra. Huyện Văn Yên ngày nay được coi là thủ phủ quế của toàn miền Bắc với diện tích trồng quế lên đến hơn 40000 ha.

Ở Yên Bái, những cây quế cổ thụ như thế này không hiếm

Ông Bàn Phú Sáu được coi là ông Tổ nghề trồng quế ở Yên Bái. Mình có hỏi thêm nhưng không ai rõ năm sinh, năm mất của Ông. Đình Tháp Cái, nơi thờ ông Bàn Phú Sáu có tuổi đời 200 năm, chưa phải là quá xa xôi. Thế nhưng thông tin về ông Tổ nghề quế ở Yên Bái cứ hư hư thực thực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.