Đăng bởi Để lại phản hồi

Thành phần và công dụng của tinh dầu Sả chanh

Tinh dầu Sả chanh được chiết xuất từ thân, lá của cây Sả chanh (Cymbopogon flexuosus). Đây là một trong những loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài công dụng chính làm thơm, tinh dầu Sả chanh còn có tác dụng xua đuổi côn trùng (đặc biệt là muỗi) và nhiều công dụng khác với sức khỏe. Bài viết này chia sẻ một số thành phần chính trong tinh dầu sả chanh và công dụng của chúng.

1. Thành phần hóa học chính của tinh dầu sả chanh

Các thành phần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh gồm có: Myrcene, Citral, Citronella, Geranuyl acetate, Nerol, Geraniol và Limonene

  • Myrcene: Myrcene có tác dụng chống viêm, giảm đau, ức chế vi sinh vật, an thần.
  • Citral: Citral có tác dụng kháng virus, chống ô xy hóa
  • Citronella: Citronella có tác dụng kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn và an thần
  • Geranyl acetate: Geranyl acetate có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm
  • Nerol: Nerol có tác dụng an thần, chống trầm cảm, chống ô xy hóa, chống viêm
  • Geraniol: Geraniol có tác dụng chống ô xy hóa, kháng khuẩn và giảm đau
  • Limonene: Limonene có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống ô xy hóa và được cho là có tác dụng phòng chống ung thư.

2. Công dụng của tinh dầu Sả chanh

Tinh dầu Sả chanh là thành phần phổ biến trong mỹ phẩm nói chung và các sản phẩm chăm sóc da nói riêng. Tinh dầu Sả chanh có tác dụng kháng khuẩn nhờ đặc tính của Citral. Trong các công thức dầu gội đầu, tinh dầu Sả chanh cũng phát huy được ưu điểm trị gàu và ngăn ngừa rụng tóc. Bên cạnh đó, mùi thơm của Sả chanh cũng được đánh giá là mạnh mẽ, thân thiện với môi trường và kinh tế.

Trong y học, tinh dầu Sả chanh được chứng minh có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ, khớp do vận động quá sức. Nó được biết tới nhiều ở khía cạnh hạ sốt, giảm đau đầu do cúm. Tinh dầu sả chanh cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đối với các vết thương ngoài da. Đối với tiêu hóa, nó làm giảm co thắt cơ trơn tiêu hóa, giảm đau bụng. Tinh dầu Sả chanh cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình thải độc tố của cơ thể thông qua cơ chế làm tăng tiết mồ hôi.

Đối với sức khỏe tinh thần, tinh dầu Sả chanh có tác dụng thư giãn thần kinh. Nó làm giảm bớt lo âu và tăng cường sự tự tin cho người sử dụng.

Trên đây là một số thành phần hóa học và công dụng chính của tinh dầu Sả chanh. Với những lợi ích như vậy, thật dễ hiểu khi tinh dầu Sả chanh trở nên phổ biến trên toàn thế giới như ngày nay.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Lịch sử tinh dầu Sả chanh

Sả chanh là tên gọi của một loại Sả có mùi hương của Sả rất tươi và nhẹ với một chút chanh. Hiện nay có hai loại đều được gọi tên là Sả chanh, bao gồm: Cymbopogon citratus và Cymbopogon flexuosus. Cả hai đều được sử dụng để sản xuất tinh dầu. Tuy nhiên, Cymbopogon citratus được sử dụng nhiều hơn cho mục đích ẩm thực. Trong khi đó, Cymbopogon flexuosus được sử dụng nhiều hơn để sản xuất tinh dầu và phục vụ cho công nghiệp sản xuất nước hoa.

lich sử tinh dầu sả chanh

Sả chanh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới như châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và châu Úc. Ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan, nó được sử dụng như một loại gia vị trong đồ uống, món tráng miệng và các món ăn khác. Mùi vị Sả chanh giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, Sả chanh còn được cho là tăng cường lưu lượng tuần hoàn, cải thiện miễn dịch, điều trị nhiễm trùng và điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng hạ sốt. Vì thế trong một số nền văn hóa, nó còn được gọi là “Cỏ hạ sốt”.

Ở Đông Ấn và Srilanka, Sả chanh được sử dụng rất phổ biến để làm súp, cà ri và làm thức uống “trà hạ sốt”. Trong lịch sử, Sả chanh cũng được sử dụng tương tự như vậy ở Trung Quốc. Ngày nay, nó tiếp tục được sử dụng ở Cu ba và Caribe để giảm huyết áp và hỗ trợ tiêu hóa. Người ta tin rằng, tin tức về cây Sả chanh và các loại tinh dầu trị liệu của nó bắt đầu lan truyền nhanh chóng vào năm 1905. Thời điểm đó, một nhà nghiên cứu người Srilanka tên là JE Jovit mua được một số cây “Kochin Sera” (Cymbopogon citrate) từ Nam Ấn Độ về trồng trong trang trại để nghiên cứu. Sả chanh cuối cùng đã được trồng đại trà ở Florida và Haiti vào năm 1947.

Một lý thuyết phổ biến cho rằng sự thành công của Tinh dầu Sả chanh trên thị trường toàn cầu xuất phát từ Hội chợ thế giới năm 1951. Lần đầu tiên tinh  dầu Sả chanh được giới thiệu, trưng bày tại một Hội chợ tầm cỡ. Từ đó tinh dầu Sả chanh được chú ý và ngày càng được ưa chuộng. Ngày nay tinh dầu Sả chanh là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất vì những lợi ích sức khỏe và cả những ứng dụng khác nữa.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ông Tổ nghề trồng quế Yên Bái là ai?

Ông Tổ nghề trồng quế ở Yên Bái là ông Bàn Phú Sáu (còn được gọi là Bàn Thừa Phú). Trong quá trình sản xuất tinh dầu quế Đạt An ở trên này, mình có tìm hiểu và được bà con kể lại như vậy. Hiện nay ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái còn đình Tháp Cái là nơi thờ ông Tổ của nghề trồng quế.

Đình Tháp Cái- nơi thờ ông Tổ nghề quế ở Yên Bái

Ông Bàn Phú Sáu là một trong những người đầu tiên đưa gia đình đến khai hoang, sinh sống ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Hàng ngày ông vẫn thường vào rừng săn bắt chim thú làm thức ăn cho gia đình. Truyện kể lại rằng, có một ngày ông vô tình phát hiện ra một loại cây cao lớn. Thân cây tỏa ra mùi thơm và bên trên có nhiều loại chim chóc đến ăn quả. Tò mò, ông nhặt lá cây cho vào miệng nhai thì thấy có mùi thơm rất ấm, vị cay và khi nuốt thấy ngọt. Đoán là loài cây quý, ông liền tìm cách mang về nhà trồng. Nhìn xung quanh, thấy có 3 cây nhỏ, ông liền đánh mang về nhà trồng. Trong số 3 cây đó, chỉ có một cây sống được, lớn lên được lấy cành và vỏ làm thuốc sử dụng loanh quanh trong thôn bản. Người Dao ban đầu không biết nó là cây gì, gọi là “Phinh gia húa”. Biết là cây quý nên người dân nhân giống ra trồng khắp nơi. Về sau, người dưới xuôi lên mua bán, trao đổi hàng hóa thì “Phinh gia húa” trở thành món hàng có giá trị. Người Dao lúc đó mới biết gọi cây này là cây Quế. Từ đó cây quế trở thành cây trồng chủ lực của bà con người Dao nơi đây. Cứ thế, cây quế được nhân rộng mãi ra. Huyện Văn Yên ngày nay được coi là thủ phủ quế của toàn miền Bắc với diện tích trồng quế lên đến hơn 40000 ha.

Ở Yên Bái, những cây quế cổ thụ như thế này không hiếm

Ông Bàn Phú Sáu được coi là ông Tổ nghề trồng quế ở Yên Bái. Mình có hỏi thêm nhưng không ai rõ năm sinh, năm mất của Ông. Đình Tháp Cái, nơi thờ ông Bàn Phú Sáu có tuổi đời 200 năm, chưa phải là quá xa xôi. Thế nhưng thông tin về ông Tổ nghề quế ở Yên Bái cứ hư hư thực thực.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Top 5 tinh dầu đuổi muỗi

Muỗi là một trong những loại côn trùng đáng ghét nhất trên Trái Đất này. Nó hút máu người để lại vết sẩn ngứa trên da. Ngoài ra nó còn là trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết,….Tiếng vo ve của nó đối với một số người thực sự là một nỗi ám ảnh. Thật không may, muỗi lại rất phổ biến ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Thời tiết ấm dần lên là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển và tăng cường hoạt động. Có nhiều biện pháp để hạn chế ảnh hưởng. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu đuổi muỗi. Dưới đây là top 5 tinh dầu đuổi muỗi phổ biến.

Thời tiết ấm lên là thời điểm muỗi sinh sôi, hoạt động mạnh

1. Tinh dầu bạch đàn chanh

Tinh dầu bạch đàn chanh là một trong những chất đuổi muỗi tự nhiên được biết đến nhiều nhất từ năm 1940. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hỗn hợp 32% tinh dầu bạch đàn chanh giúp bảo vệ chống lại muỗi tới 95% trong ba giờ. Cách sử dụng hiệu quả là bôi hỗn hợp này lên da. Tuy nhiên cách này không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

2. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng đuổi muỗi. Nghiên cứu trên những con chuột không có lông cho thấy tinh dầu hoa oải hương hiệu quả trong việc đuổi muỗi trưởng thành. Hoa oải hương có thành phần giảm đau, kháng viêm. Điều này có nghĩa, ngoài ngăn ngừa muỗi đốt, nó còn làm dịu da và ngừa nhiễm trùng.

3. Tinh dầu quế

Quế không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn ngon, nó còn có nhiều tác dụng khác. Một trong những tác dụng của nó là đuổi muỗi. Theo một nghiên cứu ở Đài Loan, tinh dầu quế có tác dụng đuổi muỗi trưởng thành. Ngoài ra nó còn có tác dụng diệt trứng muỗi.

4. Tinh dầu sả

Tinh dầu sả rất phổ biến ở Việt Nam. Nó có tác dụng làm thơm, làm sạch bề mặt, giải cảm và một số tác dụng khác nữa. Một trong những tác dụng nổi bật của tinh dầu sả là đuổi muỗi. Trong thực tế, nó là thành phần trong nhiều loại sản phẩm đuổi muỗi hiện có trên thị trường. Các chế phẩm này thường ở dạng bôi, xịt lên da. Ngoài ra, có thể dùng thiết bị khuếch tán như đèn xông tinh dầu đối với những căn phòng rộng. Ở phòng hẹp, một lọ treo xe ô tô chứa tinh dầu sả là đủ phát huy tác dụng. Ở nước ta, phổ biến có hai loại sả là Sả chanh và Sả Java. Trong hai loại này, Sả chanh được ưa chuộng hơn do mùi thơm tươi mới và dễ chịu hơn.

5. Dầu cỏ xạ hương

Dầu cỏ xạ hương cũng là một trong những loại dầu tự nhiên tốt nhất để đuổi muỗi. Trong một nghiên cứu trên động vật, dầu xạ hương 5% bôi lên da của chuột không lông mang lại tỷ lệ bảo vệ 91%. Ngoài cách bôi, cỏ xạ hương có thể được dùng để đốt. Hiệu quả bảo vệ lên đến 85% trong 60-90 phút.

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Top 5 tinh dầu kích thích ham muốn tình dục

Tinh dầu được sử dụng khá sớm trong lịch sử loài người. Nó xuất hiện rất nhiều trong các nghi lễ tôn giáo. Nhiều văn bản cổ xưa còn cho thấy tinh dầu đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống tình dục. Bằng nhiều cách sử dụng khác nhau, tinh dầu có thể kích thích ham muốn và gia tăng khoái cảm tình dục. Dưới đây là top 5 loại tinh dầu phổ biến nhất có tác dụng đó.

1. Tinh dầu hoa hồng

Không sai khi hoa hồng được mệnh danh là hoa của tình yêu. Tinh dầu hoa hồng có tác dụng tốt cho tim mạch và thể chất nói chung. Nó hỗ trợ hệ thống tuần hoàn, giải độc và thanh lọc máu, giảm căng thẳng thần kinh. Liên quan đến “chuyện đó”, nó cải thiện sự tự tin, kích thích ham muốn và tăng cường sản xuất tinh dịch.

2. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ. Nó tạo cảm giác bình an và thư giãn. Sự nhẹ nhàng của hoa oải hương không tạo cảm giác nhàm chán mà ngược lại, nó thúc đẩy sự đam mê.

3. Tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có tính nóng và cay. Nó có tác dụng gây giãn mạch, thúc đẩy lưu thông máu, làm hồng má đôi tình nhân và tăng cường sự cởi mở.

4. Tinh dầu quế

Tinh dầu quế là một trong những loại tinh dầu được ưa chuộng nhất trong phòng ngủ. Nó là một loại tinh dầu có mùi hương ấm áp, nồng nàn và ngọt ngào. Ngoài mùi hương hấp dẫn, nó có tác dụng cải thiện lưu lượng máu và tuần hoàn, tốt cho hệ thần kinh và làm đẹp da.

5. Tinh dầu Ngọc lan tây

Tinh dầu ngọc lan tây là một trong những loại tinh dầu kích thích ham muốn mạnh mẽ nhất. Nó làm tăng ham muốn và làm dịu cảm giác lo lắng, sợ hãi hay tức giận.

Mỗi loại tinh dầu có sự khác biệt đôi chút trong cách sử dụng để kích thích ham muốn. Tuy nhiên tất cả đều có thể phát huy hiệu quả thông qua liệu pháp mùi hương. Các thiết bị khuếch tán tinh dầu như đèn xông tinh dầu sẽ giúp ích trong trường hợp này. Ngoài ra có thể nhỏ vài giọt tinh dầu yêu thích lên gối ngủ, ga trải giường. Bên cạnh đó, có thể trộn chúng với dầu nền (dầu dừa, dầu ô liu,…) tạo ra hỗn hợp dầu mát xa. Một cách nữa cũng hay được áp dụng là thêm một vài giọt tinh dầu yêu thích vào bồn tắm trước khi lâm trận.(Xem thêm tại đây)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Công dụng của tinh dầu Quế

Tinh dầu quế là tinh dầu được chiết xuất từ lá hoặc vỏ của cây Quế. Quế có một số loại, ở Việt Nam phổ biến nhất là Cinnamomum Cassia. Tinh dầu Quế có mùi thơm mạnh mẽ và rất hấp dẫn. Nó gợi nhớ đến hương vị những món ăn, đặc biệt là món giò chả ngày Tết. Nó cũng gợi nhớ đến ký ức tuổi thơ, bạn bè chuyền tay nhau mẩu quế cay bỏng lưỡi trong những ngày đông. Những nghiên cứu còn chỉ ra tinh dầu quế có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp.

1. Tinh dầu quế giúp cải thiện tâm trạng

Quế là một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các liệu pháp mùi hương từ xưa đến nay. Trong liệu pháp mùi hương, tinh dầu được khuếch tán vào không khí. Chúng được con người hít vào thông qua hoạt động hô hấp và một phần nào đó hấp thụ qua da. Liệu pháp mùi hương đem lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm trầm cảm, lo lắng và giúp người ta ngủ ngon hơn.

Công dụng của tinh dầu quế trong liệu pháp mùi hương chưa được nghiên cứu sâu. Tuy nhiên nhiều người thích hương thơm của nó và cảm thấy thư giãn rõ rệt.

2. Công dụng liên quan đến đặc tính kháng khuẩn

Tinh dầu quế có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là một trong những loại vi khuẩn cứng đầu nhất, kháng nhiều loại kháng sinh. Tinh dầu quế có tác dụng chống lại được vi khuẩn này (nghiên cứu tại đây).

Tác dụng kháng khuẩn ấn tượng của tinh dầu quế được ứng dụng để hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Tinh dầu quế là thành phần rất phổ biến trong các loại nước súc miệng và kem đánh răng. Bên cạnh đó, nó còn là thành phần phổ biến trong các chế phẩm làm sạch bề mặt, như nước rửa ấm chén, nước lau sàn nhà.

Tinh dầu quế trong những năm gần đây còn được sử dụng làm chất bảo quản. Nó làm tăng tuổi thọ của mỹ phẩm và một số loại thực phẩm phù hợp.

3. Tinh dầu quế giúp tóc dày và phát triển

Chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng trên tóc ở người. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chuột cho thấy tinh dầu quế làm lông mọc dày và nhiều hơn (tại đây).

Ngoài ra, kinh nghiệm sử dụng thực tiễn cho thấy tinh dầu quế có tác dụng tích cực đối với mái tóc. Hỗn hợp ủ tóc gồm quế, dầu ô liu và mật ong có tác dụng dụng thúc đẩy sự phát triển và độ dày của mái tóc.

4. Công dụng liên quan đến mùi hương

Quế là một thành phần không thể thiếu trong giò chả (chả quế) và một số món ăn truyền thống. Nó cũng là chất tạo mùi trong kẹo cao su và nhiều loại bánh kẹo khác.

Tinh dầu quế được nhiều người ưa chuộng để treo trên xe ô tô. Mùi thơm của nó rất hấp dẫn và còn có tác dụng ngừa say xe. Phòng làm việc, phòng khách hay phòng ngủ cũng là vị trí lý tưởng để dùng đèn xông tinh dầu cùng với tinh dầu quế.

5. Tinh dầu quế làm đẹp đôi môi

Một giọt tinh dầu quế trộn với một thìa cà phê dầu ô liu (5ml) là một hỗn hợp dưỡng môi hoàn hảo. Thoa một lượng nhỏ lên đôi môi theo chiều kim đồng hồ giúp bạn có làn môi căng mọng.

Trên đây là một số công dụng chính của tinh dầu quế. Nó thực sự là một loại tinh dầu nồng ấm, thơm hấp dẫn và có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên tinh dầu quế cũng rất nóng và có thể gây kích ứng da nếu dùng không đúng cách. Tránh bôi tinh dầu quế nguyên chất lên da và cần bảo quản kỹ, xa tầm tay trẻ em.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Top 6 tinh dầu làm đẹp tóc

Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật, thường bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Đa số chúng dễ bay hơi ở nhiệt độ thường và có mùi thơm. Từ xa xưa, người ta đã biết dùng tinh dầu để làm nước hoa, làm thơm không gian sống. Ngoài ra chúng còn được sử dụng để chữa bệnh. Nhiều bằng chứng từ thời cổ đại đã cho thấy điều đó. Mỗi loại tinh dầu lại có một công dụng khác nhau. Bài viết này chia sẻ top 6 tinh dầu làm đẹp tóc.

Tinh dầu vỏ bưởi làm đẹp tóc
Tinh dầu vỏ bưởi là một trong những loại tinh dầu được biết đến nhiều nhất với công dụng làm đẹp tóc

1. Tinh dầu vỏ bưởi

Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng kích thích mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Thật tuyệt vời khi bưởi là loại quả rất phổ biến ở nước ta. Từ xưa các bà, các chị đã biết dùng vỏ bưởi để nấu nước dầu gội đầu. Ngoài tạo mùi thơm quyến rũ cho mái tóc, nó còn làm đẹp tóc. Cuộc sống bận rộn ngày nay ít có điều kiện để nấu nước gội đầu bồ kết, vỏ bưởi. Tuy nhiên, các chị em vẫn có thể tận dụng lợi ích tuyệt vời của tinh dầu bưởi đối với mái tóc. Chỉ cần vài giọt tinh dầu vỏ bưởi xoa đều lên chân tóc sau khi gội là được. Tinh dầu vỏ bưởi rất dịu dàng và thơm, vì thế không cần gội lại sau khi xoa.

2. Tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả chanh có tác dụng rất rõ ràng trong việc ngừa gàu cho mái tóc. Đã có nghiên cứu so sánh công dụng trị gàu của tinh dầu sả chanh với dầu gội đầu trị gàu chứa ketoconazol. Kết quả thu được rất khả quan. Tinh dầu sả chanh phát huy hiệu quả đến 70% so với dầu gội đầu trị gàu chuyên dụng.

3. Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương được chiết xuất từ hoa oải hương. Đây là loại tinh dầu có đặc tính làm tăng sự phát triển của các tế bào và giảm căng thẳng thần kinh rất tốt. Nghiên cứu trên động vật cho thấy nó làm tăng tốc độ phát triển lông ở chuột. Ngoài ra, nó cũng có đặc tính kháng khuẩn và cải thiện sức khỏe của da đầu.

4. Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà khi bôi lên chân tóc sẽ có tác dụng kích thích khiến bạn cảm thấy lạnh vùng da đầu. Điều này giúp bạn cảm nhận rõ hơn tác dụng của tinh dầu bạc hà. Nó thúc đẩy giai đoạn phát triển của tóc. Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà làm tăng nang lông và độ sâu của nang lông trên chuột (tại đây).

5. Tinh dầu hương thảo

Nếu muốn cải thiện độ dày của tóc, tinh dầu hương thảo là sự lựa chọn tuyệt vời. Nó có khả năng cải thiện quá trình tái tạo tế bào tóc. Tinh dầu hương thảo có hiệu quả tốt như minoxidil (một phương pháp điều trị rụng tóc) nhưng ít tác dụng phụ hơn. (tại đây)

6. Tinh dầu Ngọc lan tây

Tinh dầu Ngọc lan tây có tác dụng tăng tiết bã nhờn cho tóc. Những người có da đầu khô sẽ rất thích hợp để sử dụng tinh dầu Ngọc lan tây. Bã nhờn được tiết đầy đủ sẽ giúp tóc mượt và khỏe hơn, giảm gãy rụng.

Trên đây là top 6 tinh dầu làm đẹp tóc được nhắc đến nhiều nhất. Trong số 6 loại kể trên, có 3 loại rất sẵn có ở Việt Nam là tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh và tinh dầu bạc hà. Cách sử dụng của những loại tinh dầu này cũng đơn giản. Người ta thường trộn chúng với dầu nền (dầu ô liu; dầu dừa,…) sau đó bôi lên chân tóc. Sau khoảng 10 phút sẽ gội sạch bằng dầu gội đầu thông thường. Một số tinh dầu cụ thể có thể dùng cách khác. Ví dụ tinh dầu vỏ bưởi có thể bôi trực tiếp lên chân tóc sau khi gội đầu.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Lợi ích sức khỏe của tinh dầu sả

Cây sả là loại cây gia vị khá phổ biến ở nước ta. Mùi thơm mạnh mẽ của sả có được do hàm lượng tinh dầu lớn trong lá và củ sả. Ngày nay tinh dầu sả được sử dụng nhiều trong đời sống và trị liệu. Nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.

Tinh dầu sả có nhiều lợi ích sức khỏe

1. Tinh dầu sả trị gàu

Sả là một trong những thành phần phổ biến trong nồi nước gội đầu truyền thống. Nó vừa tạo mùi thơm, vừa có tác dụng trị gàu hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2015 đã làm rõ hơn tác dụng này. (1)

2. Tinh dầu sả trị nấm

Tinh dầu sả có tác dụng ức chế một số chủng nấm phổ biến. Ví dụ, một báo cáo năm 2015 trên tạp chí Quốc tế Nanomedicine đã chứng minh tinh dầu sả chanh ức chế sự phát triển của nấm men.

Một nghiên cứu khác năm 2013 cho thấy tinh dầu sả chanh có thể hiệu quả với lang ben. Đây là một lợi ích sức khỏe khá đáng chú ý của tinh dầu sả. Ở nghiên cứu này, một nhóm được dùng kem bôi chứa tinh dầu sả. Nhóm còn lại dùng kem bôi ketoconazol 2%. Sau 40 ngày sử dụng, những người dùng tinh dầu sả giảm 60% triệu chứng. Nhóm dùng ketoconazol 2% giảm 80% triệu chứng.

3. Tinh dầu sả có lợi ích làm giảm lo âu, căng thẳng

Một nghiên cứu sơ bộ công bố trên Tạp chí Y học thay thế và bổ sung năm 2015 nói rằng tinh dầu sả làm giảm lo âu. Những người tham gia chia làm ba nhóm. Nhóm 1 hít tinh dầu sả (3-6 giọt). Nhóm 2 hít dầu trà xanh. Nhóm 3 hít hơi nước. Ngay sau khi hít, người tham gia được làm bài kiểm tra màu sắc và từ ngữ nhằm mục đích kiểm tra trạng thái lo lắng. Kết quả cho thấy những người hít tinh dầu sả giảm lo lắng và căng thẳng nhanh chóng.

4. Tinh dầu sả có tác dụng làm giảm đau đầu

Chất dẫn truyền thần kinh serotonin và hoạt động của tiểu cầu trong máu là hai yếu tố góp phần gây đau đầu. Eugenol, một hợp chất có trong tinh dầu sả có tác động đến hai yếu tố đó làm giảm đau đầu.

5. Tinh dầu sả làm giảm đau dạ dày

Tinh dầu sả có thể làm dịu cơn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và viêm loét dạ dày. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy tinh dầu sả làm chậm nhu động ruột, giảm tiêu chảy. Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2012 cho thấy nó có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Trên đây là 5 lợi ích sức khỏe của tinh dầu sả. Bài viết gốc các bạn có thể xem tại đây.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Top 5 công dụng của tinh dầu vỏ bưởi

Bưởi là một loại quả có múi rất phổ biến ở Việt Nam ta. Tinh dầu vỏ bưởi được chiết xuất từ phần vỏ của quả bưởi. Phương pháp chiết xuất phổ biến là chưng cất hơi nước. Có nhiều loại bưởi khác nhau nhưng tinh dầu vỏ bưởi cơ bản có thành phần, mùi hương và công dụng giống nhau. Dưới đây là top 5 công dụng của tinh dầu vỏ bưởi.

Tinh dầu vỏ bưởi có nhiều công dụng

1. Công dụng thứ nhất: Làm thơm

Thuở nhỏ ai cũng đã từng bẻ cong vỏ bưởi sau khi gọt, và thấy “nước” bắn ra. Thứ nước này là tinh dầu của vỏ bưới đấy. Nó bắn vào mắt thấy cay xè nhưng có mùi thơm rất dễ chịu. Một trong những công dụng phổ biến nhất của vỏ bưởi là làm thơm.

Tinh dầu vỏ bưởi có thể được dùng làm chất điều hương trong nhiều loại mỹ phẩm đắt tiền. Đơn giản hơn, có thể gặp nó ở lọ tinh dầu treo xe ô tô. Ngoài ra, tinh dầu vỏ bưởi làm thơm phòng khi sử dụng cùng với đèn xông tinh dầu.

2. Công dụng thứ hai: Giảm căng thẳng, stress

Tinh dầu vỏ bưởi có công dụng làm giảm căng thẳng, stress khá hữu hiệu. Mùi thơm của tinh dầu vỏ bưởi rất hấp dẫn. Nó được đánh giá là có mùi hương “tươi mới”. Nó giúp giảm căng thẳng, stress và refresh lại tinh thần. (Xem thêm: https://www.prevention.com/life/a20448271/scent-of-citrus-shown-to-reduce-stress/)

Ngoài việc giảm căng thẳng, stress, tinh dầu vỏ bưởi còn có tác dụng phòng say tàu xe rất hiệu quả. Hình ảnh các bạn nữ giữ khư khư vỏ bưởi, cam, quýt trước mũi khi đi tàu, xe rất phổ biến. Nhìn ngộ thế thôi nhưng nó thực sự hiệu quả đối với chứng say tàu xe đấy.

3. Công dụng thứ ba: Giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc

Giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc là công dụng được nhiều người yêu thích nhất khi nhắc đến tinh dầu vỏ bưởi. Các cụ ngày xưa có nhiều kinh nghiệm nấu vỏ bưởi với bồ kết gội đầu. Những mái tóc dày, mượt mà ngày xưa vẫn là niềm mơ ước của nhiều cô gái bây giờ. Ngày nay, tinh dầu vỏ bưởi vẫn là cứu tinh hàng đầu cho những bạn bị chứng rụng tóc. Có nhiều nguyên nhân do rụng tóc nhưng đa phần tinh dầu vỏ bưởi đều phát huy tác dụng. Đặc biệt, tinh dầu vỏ bưởi rất thân thiện nên đặc biệt phù hợp với các bạn nữ bị rụng tóc sau sinh.

4. Công dụng thứ tư: Tinh dầu vỏ bưởi giải cảm

Bạn đã từng đi xông hơi ở các Spa? Nếu vậy bạn sẽ không lạ gì mùi thơm của vỏ bưởi và lá sả. Thực tế, tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng giải cảm rất tốt. Thay vì nấu vỏ bưởi, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vỏ bưởi cùng tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm gió vào nồi nước sôi. Đơn giản như vậy thôi, bạn đã có nồi xông tuyệt vời để phòng cảm lạnh, cảm gió và giải các chứng cảm.

5. Công dụng thứ năm: Điều trị mụn trứng cá

Tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng sát khuẩn. Nó hoạt động hiệu quả để phòng và trị nhiễm khuẩn ngoài da. Ngoài ra, do đặc tính thân thiện với làn da, không gây kích ứng nên nó cũng thường được dùng để bôi trị mụn trứng cá.

Trên đây là top 5 công dụng của tinh dầu vỏ bưởi. Trong thực tế, tinh dầu vỏ bưởi còn nhiều công dụng hơn. Các bạn có đóng góp về bài viết thì vui lòng để lại comment nhé!

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tinh dầu tràm có tác dụng gì?

Tinh dầu tràm là một trong những loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hiện có hai loại tinh dầu tràm phổ biến là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Về công dụng, hai loại tinh dầu này cơ bản giống nhau. Sự khác nhau giữa hai loại này xin được trình bày ở cuối bài để tránh lan man. Cây tràm bản địa ở Việt Nam, được nhân dân ta nấu tinh dầu để sử dụng từ lâu đời là cây tràm gió. Vậy Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Mời các bạn theo dõi nội dung ngắn gọn dưới đây.

 

Cây tràm gió- nguyên liệu sản xuất tinh dầu tràm Huế

1. Tinh dầu tràm có tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh

Trong số các loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến tại Việt Nam, có lẽ không loại nào vượt qua được tinh dầu tràm ở khía cạnh này. Nhân dân Huế và một số tỉnh miền Trung có kinh nghiệm rất lâu đời sử dụng tinh dầu tràm. Người ta thường dùng tinh dầu tràm để xoa lên ngực, vào lòng bàn chân, bàn tay khi trời trở lạnh. Một vài giọt tinh dầu tràm nhỏ vào nước tắm cho em bé cũng rất hữu ích. Ngoài ra, tinh dầu tràm cũng có thể dùng để xông phòng. Hiện nay có rất nhiều loại đèn xông tinh dầu giúp khuếch tán tinh dầu tràm tốt hơn, ngay cả trong những căn phòng lớn. Tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh của tinh dầu tràm là rất rõ rệt.

Thành phần chính của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalyptol). Tùy nguồn gốc nguyên liệu mà hàm lượng Cineol trong mỗi loại tinh dầu tràm dao động từ 40-60%. Hoạt chất này có mùi thơm và có tác dụng sát khuẩn, loãng đờm. Thành phần thứ hai trong tinh dầu tràm có dược tính là Alpha-terpineol, chiếm hàm lượng khoảng 5-12%. Chất này có tác dụng ức chế nhiều loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp rất hữu hiệu. (Xem thêm: Terpineol – an overview | ScienceDirect Topics).

2. Tinh dầu tràm có tác dụng trị muỗi đốt và côn trùng cắn

Tinh dầu tràm có tính sát khuẩn và làm lành vết thương khá hữu hiệu. Vì vậy tinh dầu tràm cũng thường được sử dụng để bôi các vết muỗi đốt và côn trùng cắn. Sau khi bôi, các vết muỗi đốt sẽ lặn đi nhanh chóng giúp bé dễ chịu và không bị biến chứng nhiễm trùng.

3. Tinh dầu tràm có tác dụng trị mụn trứng cá.

Tinh dầu tràm có tinh sát khuẩn đồng thời rất lành tính với da và niêm mạc. Vì vậy ngoài tác dụng bôi muỗi đốt, côn trùng cắn, tinh dầu tràm cũng hiệu quả để trị mụn trứng cá. Rửa mặt sạch bằng nước sau đó chấm tinh dầu tràm lên nốt mụn trứng cá giúp trị mụn hiệu quả.

                                            Tinh dầu tràm thiên nhiên Đạt An

 

Tinh dầu tràm nói chung có những tác dụng như trình bày ở trên. Bài viết này là câu trả lời khái quát cho câu hỏi “tinh dầu tràm có tác dụng gì?”. Thị trường hiện nay có hai loại tinh dầu tràm phổ biến là tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm gió thì mạnh hơn ở tác dụng tránh gió, phòng cảm lạnh, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đường hô hấp. Ngược lại, tinh dầu tràm trà lại hiệu quả hơn ở khía cạnh dùng ngoài da để trị mụn hay muỗi đốt, côn trùng cắn.